1. Giám sát năng lượng là gì?
Quản lý năng lượng là một thuật ngữ đa nghĩa, tuy nhiên chúng ta chỉ cần quan tâm đến mục đích của nó là giúp kiểm soát và tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp, các tổ chức công, cơ quan nhà nước…
Khi nói đến khía cạnh tiết kiệm năng lượng, giám sát năng lượng là quá trình giám sát, điều khiển và bảo tồn năng lượng trong một tòa nhà hoặc một tổ chức. Thông thường quy trình này bao gồm những bước sau:
+ Đo lường năng lượng tiêu thụ và thu thập dữ liệu.
+ Tìm kiếm các cơ hội tiết kiệm năng lượng và ước lượng bao nhiêu năng lượng mỗi cơ hội có thể giúp tiết kiệm. Thông thường bạn sẽ phân tích các dữ liệu trên đồng hồ để tìm ra và đo lường các giai đoạn lãng phí năng lượng và bạn cũng có thể nghiên cứu tiết kiệm năng lượng bằng cách thay thế thiết bị (ví dụ hệ thống chiếu sáng) hoặc bằng cách thay thế hệ thống cách điện của tòa nhà…
+ Thực hiện lên mục tiêu các cơ hội tiết kiệm năng lượng (ví dụ giải quyết các lãng thí thông thường và thay thế hoặc nâng cấp các thiết bị chưa hiệu quả). Thông thường, chúng ta sẽ bắt đầu với các cơ hội tốt nhất trước.
+ Theo dõi tiến độ của bạn bằng cách phân tích dữ liệu đồng hồ để thấy nỗ lực tiết kiệm năng lượng của bạn đem đến kết quả như thế nào.
2. Tại sao giám sát năng lượng lại rất quan trọng?
Với sức ép liên tục gia tăng cho các cơ quan, xí nghiệp về việc cắt giảm giá thành trong sản xuất để tăng tính canh tranh hàng hóa trên thị trường và giảm chi phí phải trả cho năng lượng đến mức tối ưu nhất. Ngoài việc tuyên truyền và chia sẻ giúp nhận thức về việc sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn chống lãng phí thì chúng ta cần phải có một hệ thống giám sát và kiểm soát thực tế giúp ta quản lý, tính toán, sử dụng có kế hoạch và mua bán hiệu quả hơn.
Các chức năng của một hệ thống giám sát quản lý năng lượng cần phải có bao gồm:
+ Kiểm soát chặt chẽ và sớm phát hiện các nguồn năng lượng bị sử dụng lãng phí.
+ Giám sát tình hình tiêu thụ các nguồn năng lượng : nước, khí, gas, điện hay hơi nước,…
+ Cung cấp các báo cáo mẫu phân tích về biểu đồ tải, lịch sử dụng dưới dạng đồ thị hay bảng số liệu.
+ Tự động cảnh báo và gửi dữ liệu cảnh báo tới email, sms và báo động cho người sử dụng.
+ Tối ưu hóa quá trình sử dụng năng lượng, biểu đồ so sánh và đánh giá hiệu quả cho các dây chuyền,…
3. Các mô hình hệ thống hay gặp trong thực tế:
a, Hệ thống quản lý điện năng, truyền tải điện, phân phối điện năng…
b, Hệ thống quản lý năng lượng lò hơi.
c, Hệ thống quản lý năng lượng nhiệt, khí nén,chiler, HVAC…
A. Hệ thống giám sát và quản lý điện năng:
Hệ thống đo lường, phân tích và giám sát nguồn điện được lắp đặt trong nhà máy, tòa nhà, các khu công nghiệp…nhằm mục đích tự động hóa và quản lý năng lượng sao cho khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn năng lượng. Hệ thống giúp chún ta:
+ Hiểu rõ biểu đồ phụ tải, theo dõi trực tuyến tiêu thụ điện, hỗ trợ đội ngũ vận hành và lắp đặt tìm cách giảm chi phí.
+ Xác định rõ chi phí điện cho từng ca, bộ phận, phân xưởng, sản phẩm..
+ Xác định tính hợp lý của các giải pháp cải tiến, mạnh dạn đầu tư.
+ Chuẩn đoán và giảm thời gian dừng máy sự cố một cách tích cực, theo dõi liên tục hoạt động hệ thống.
+ Xác định chính xác lọai sự cố chất lượng điện năng, thời gian, vị trí của sự cố.
+ Gửi các cảnh báo để đề phòng trước khi sự cố xảy ra.
+ Phân tích nguyên nhân, hỗ trợ xác định nguyên nhân sự cố nhanh và xử lý triệt để.
+ Xác định nguyên nhân sự cố là do thiết bị hay do nguồn điện.
B, Hệ thống đo lường và giám sát lò hơi:
Hệ thống sẽ thu thập các giá trị đo đầu vào như lượng nước cấp, nhiệt độ nước cấp, lưu lượng và các giá trị đầu ra như hơi nước, nhiệt độ/ áp suất hơi nước từ đó tính toán giám sát các thông tin như:
+ Hiệu suất lò hơi.
+ Lượng nhiên liệu và hơi đã tiêu thụ.
+ Năng lượng tiêu thụ.
+ Tổng lượng tổn hao.
C, Hệ thống quản lý và giám sát làm lạnh:
Hệ thống sẽ thu thập các giá trị đo đầu vào như lượng nước, nhiệt độ, áp suất… và biết giá trị điện năng tiêu thụ của máy nén khí và bơm từ đó tính toán giám sát các thông tin như:
+ Máy nén và hiệu suất hệ thống.
+ Hiệu suất của Bơm.
+ Năng lượng tiêu thụ.
+ Tỷ lệ thu hồi nhiệt lãng phí.
+ Tổn hao trong quá trình Cooling.
D, Hệ thống quản lý và giám sát khí nén:
Hệ thống đo khí nén hoạt động dựa trên nguyên tắc thu thập giá trị điện tiêu thụ và lượng hơi thoát ra từ đó tính toán hiệu suất. Hơn nữa hệ thống còn được trang bị thiết bị đo áp suất đầu vào và đầu ra của bộ làm khô và bộ lọc cảnh báo kẹt hơi bảo vệ hệ thống, từ đó tính toán giám sát các thông tin như:
+ Hiệu suất máy nén khí.
+ Tổn hao do rò rỉ.
+ Giám sát bộ lộc khí cho cảnh báo bảo trì.
+ Giám sát khí tiêu thụ.
+ Chi phí và hiệu quả của sấy khô.
E, Hệ thống giám sát và quản lý lò gia nhiệt:
► Quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ Công ty TNHH MECOSUN
➡️ Trụ sở chính: VP 05, Tầng 24, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.
➡️ Chi nhánh: 1119 Mỹ Phước - Tân Vạn, KP.1, P.Phú Mỹ, TP.TDM, Bình Dương.
☎ Điện thoại: ✉ E-mail: [email protected].
♦ Thời gian hoạt động: Từ 8h00 – 17h00, từ Thứ 2 - Thứ 7.